Trần Cao Kỳ Thi-SKKN “Một sô thí nghiệm khoa học giúp trẻ mẫu giáo lớn khám phá thế giơí xung quanh 2019-2020”

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên Trần Cao Kỳ Thi-SKKN “Một sô thí nghiệm khoa học giúp trẻ mẫu giáo lớn khám phá thế giơí xung quanh 2019-2020”
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 24/03/2020
Lượt xem 2623
Lượt tải 155
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giới hạn của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
II. PHẦN NỘI DUNG 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp 4
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 4
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp 5
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 12
III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 12
1. Kết luận 12
2. Kiến nghị 13

I/PHẦN MỞ ĐẦU:

1- Lý do chọn đề tài:
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng cùng với các yêu tố khác nhằm chuẩn bị hành trang tốt nhất cho trẻ.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng khám phá, thí nghiệm cho trẻ mầm non là tập hợp những bước thực hành và giải thích những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống. Việc thực hành những thí nghiệm này sẽ giúp kích thích trí não của bé, giúp trẻ có cái nhìn tổng quan hơn mang lại những điều bổ ích cho các con. Hơn nữa, việc tạo ra các thí nghiệm cũng làm cho bé hứng thú hơn trong việc học, giải đáp những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, giáo viên cho trẻ quan sát và làm những thí nghiệm đơn giản. Đây là hoạt động lí thú và thu hút sự chú ý, quan tâm của trẻ. Tuy nhiên thực tế hiện nay các giáo viên chưa thực sự có được phương pháp và biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh. Việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm thực hiện chưa sát sao và đầu tư đúng mức sao cho thu hút và phát huy tính tích cực của trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số thí nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú với tiết học tại trường Mẫu giáo Vành khuyên, Bình tân, Buôn hồ, Đaklak.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đè tài
Nghiên cứu và làm các thí nghiệm cho trẻ thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới xung quanh trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số thí nghiệm khoa học
4. Giới hạn của đề tài:
Trẻ 5 tuổi trường Mẫu giáo Vành khuyên, Bình tân, Buôn hồ, Đaklak
Đề tài này được thực hiện từ năm 2019-2020
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành

II/ PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Trong tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, ở phần hướng dẫn các nội dung giáo dục đã nêu: “Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.
Cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thực chất là việc cho trẻ làm quen với thế giới đồ vật do con người tạo ra, làm quen với thế giới tự nhiên sẵn có, với các mối quan hệ với gia đình, xã hội, nghề nghiệp, các phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc. Lần đầu tiên được khám phá về thế giới xung quanh mình, trẻ rất ngơ ngác lạ lẫm và thích thú. Hoạt động khám phá chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa giúp trẻ đón nhận những kiến thức cơ bản nhất.
Để thực hiện được điều đó, nhân tố không thể thiếu đó chính là những giáo viên mầm non, người dạy trẻ được khám phá những điều kì diệu của cuộc sống xung quanh. Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn những gì chúng mình nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, khi nhìn thấy trẻ sẽ suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc, rèn luyện cho trẻ những năng lực cảm giác, tri giác, tưởng tượng, khả năng quan sát, phân loại, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Ngoài ra cho trẻ làm quen với môi trường giúp trẻ làm giàu vốn từ, trẻ tự tin hơn khi phát âm, phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới của đất nước, của giáo dục mầm non hiện nay.
Với trẻ 5 tuổi, khả năng khám phá và tìm tòi rất lớn, nếu trẻ được nhà trường cùng gia đình quan tâm trẻ sẽ phát triển lành mạnh, kích thích sự say mê khám phá của trẻ, óc tưởng tượng, sáng tạo, bồi đắp những tố chất cần thiết của người lao động trong tương lai.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường được phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo giám sát kịp thời trong mọi hoạt động của trường.
Toàn trường có 130 học sinh chia làm 6 lớp, phân hiệu một 4 lớp, phân hiệu hai có 2 lớp.
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, 100% giáo viên đã qua đào tạo chuẩn. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên có 20 người.
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên
Cơ sở vật chất: Lớp đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 02/2010/TTBGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, thực hiện theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Phòng học rộng rãi thoáng mát, bàn ghế đầy đủ, các phòng học được tu sửa và trang bị quạt điện, đủ ánh sáng, sân chơi, có đồ chơi ngoài trời đủ cho các cháu hoạt động chơi và đã có bếp 1 chiều tạo điều kiện tốt cho các cháu ở bán trú. Đời sống của cán bộ giáo viên, công nhân viên đã ổn định.
Bản thân giáo viên vốn có sẵn năng khiếu hội họa, năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi, thiết kế môi trường học tập và có lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non.
Trẻ khỏe mạnh và rất hào hứng, sôi nỗi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô truyền đạt. Hứng thú tham gia khám phá qua các giờ thí nghiệm.
Phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về bậc học Mầm non
Bên cạnh đó có một số khó khăn, trẻ đông nên giáo viên gặp khó khăn việc bao quát trẻ. Việc triển khai các thí nghiệm nhỏ hay việc sắp xếp góc khám phá còn gặp nhiều khó khăn.
Không có kinh phí để hoạt động thí nghiệm, các thí nghiệm đôi khi phải sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau.
Bản thân giáo viên chưa có kinh nghiệm, hạn chế kiến thức, kĩ năng tổ chức thí nghiệm khoa học cho trẻ, thiếu vốn kiến thức về thế giới xung quanh.
Đồ đồng phục cho việc làm thí nghiệm còn hạn hẹp, thiếu thốn.
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp, nhưng kết quả đạt trên trẻ chưa tương đương với nhau.
Trẻ chưa biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm và nơi nguy hiểm.
Trẻ còn nhút nhát, chưa nhận biết hết giá trị bản thân, thiếu sự thông cảm và chia sẽ với những người xung quanh khi gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ. Khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ nói ngọng, trả lời câu hỏi của cô còn chậm, nói chưa đủ câu, đủ ý. Trẻ còn lạ lẫm, lung túng trước các thí nghiệm khoa học.
Trong giao tiếp còn thiếu tự tin, khả năng thuyết phục còn yếu: nói nhỏ, nói trống không, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lõi….
Phụ huynh ít quan tâm đến nội dung thí nghiệm cho trẻ. Quan tâm không đồng đều, 100% là phụ huynh làm nông. Thời buổi giá cả nông sản thấp, nên một số phụ huynh đi làm ăn xa, để các cháu ở nhà với anh chị, ông bà…thời gian phụ huynh quan tâm con rất ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục, mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên phải vận dụng, nắm được những vấn đề chung cho trẻ, lập kế hoạch cho trẻ hoạt động theo chủ đề, khơi dậy sự yêu thích, hứng thú đối với trẻ mầm non, tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.
Khi chọn tiến hành các thí nghiệm, nên chú ý những bước an toàn cho trẻ, tránh lấy những hiện tượng phức tạp. Hơn nữa trong quá trình giảng giải hiện tượng, cũng cần lưu ý sử dụng những từ ngữ đơn giải gần gũi tạo cảm giác hứng thú cho bé. Mỗi chủ đề giáo viên cần tìm tòi và ứng dụng một vài khám phá nhỏ để cùng trẻ trãi nghiệm nhiều hơn. Muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có thời gian tìm tòi, đọc tài liệu, tra cứu mạng internet, nghiên cứu sâu về thí nghiệm định làm….
Sau đây là một số chủ đề mà tôi đã và đang thực hiện nghiên cứu sưu tầm.
STT Chủ đề Các thí nghiệm
1 Trường Mầm non – Các vật chìm, nỗi
– Nến cháy nhờ khí gì?
2 Gia Đình – Chiếc đũa gãy
– Bé tập pha màu
– Vì sao bột giặt tấy được vết dầu ăn
– Vì sao dầu ăn, nước rửa chén tẩy được vết mủ mít?
– Câu viên đá nước nhờ sợi dây
3 Bản thân – Sự cân bằng
– Búp bê giấy biết đi

4 Nghề Nghiệp
– Nam châm
5 Thế giới Động vật – Khám phá tóc độ ánh sáng
– Đo vết chân các con vật
6 Thế giới Thực vật – Cây cần ánh sáng
– Cây tìm ánh
– Cây cần gì để lớn mạnh
– Rễ mọc xuống dưới và ngọn vươn lên trên
– Hạt rễ và mầm

7 Giao thông – Các vật chìm, nổi
– Thả thuyền
– Bé tập pha màu
– Lái thuyền
– Máy bay trực thăng
8 Nước và Một số hiện tượng tự nhiên – Các lớp chất lỏng
– Nước tuần hoàn trong nhà kính
– Mưa
– Núi lữa dưới nước
– Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn
– Nước leo dóc
– Câu viên nước đá bằng sợi dây
9 Quê hương – Đất nước – Bác hồ
Trường tiểu học – Ao nào cạn trước
– Những viên đá nỗi

b/ Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn các thí nghiệm có nội dung phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn
Các hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ rất nhiều, vì vậy trong giảng dạy, tôi đã lựa chọn các thí nghiệm vừa cung cấp kiến thức mới, vừa có tác dụng củng cố các môn học khác như Làm quen với toán, làm quen với môi trường xung quanh. Những môn học này vừa mang tính chất khám phá lại có tính trừu tượng cao, đòi hỏi giáo viên phải gây sự chú ý để thu hút và giải thích cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về nước, tôi cho trẻ làm thí nghiệm với các chất lỏng hoặc để trẻ hiểu vì sao xà phòng lại giặt sạch hết dầu mỡ, tôi đã cho trẻ thí nghiệm với xà phòng, dầu ăn và nước…
Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tổ chức các hoạt động khám phá
Hiện nay trường Mầm non chưa có kinh phí dành cho hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học. Việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm phải sử dụng các nguyên liệu khác nhau như: Dầu ăn, trứng, đường, muối, xiro…Vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã phối hợp với nhà bếp, ban phụ huynh của lớp để đóng góp các nguyên vật liệu giúp trẻ thực hành với nội dung phong phú hơn. Ví dụ với các nguyên liệu như nến, xiro, dầu ăn…tôi đã trao đổi kế hoạch về nội dung, hình thức, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện thí nghiệm để ban phụ huynh hiểu được mục đích yêu cầu và hiệu quả của thí nghiệm, từ đó có sự hỗ trợ cho các hoạt động khám phá tại lớp.
Thông qua các góc dành cho phụ huynh của lớp. Hằng ngày phụ huynh thường đưa con tới lớp, điều đầu tiên phụ huynh nhìn thấy là bảng tuyên truyền treo ngay ở cửa ra vào. Trong đó có thông tin về tình hình sức khỏe, tình hình học tập của trẻ và một số kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, tôi đã lồng ghép tên các hoạt động trong ngày, trong tuần vào một bông hoa, đặc biệt là hoạt động làm quen môi trường xung quanh và viết cụ thể những điều trẻ được học ở phía dưới. Tôi sắp xếp bố trí các mảng nội dung trong bảng tuyên truyền một cách khoa học để phụ huynh biết được ở lớp con em mình thường xuyên được trải nghiệm các thí nghiệm khoa học. Từ đó tạo thêm lòng tin ở phụ huynh và khi về nhà họ có thể kết hợp với giáo viên củng cố thêm cho trẻ bằng nhiều hình thức. Điều này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.
Tuyên truyền thông qua việc giới thiệu góc khám phá và mời phụ huynh cùng tham gia. Tôi tận dụng việc đón trả trẻ để giới thiệu cho phụ huynh biết góc khám phá của lớp và vận động phụ huynh đóng góp những vật liệu cần thiết cho trẻ hoạt động.
Biện pháp 3: Sắp xếp góc Khám phá khoa học một cách hợp lí
Căn cứ trên điều kiện thực tế tại lớp, tôi đã sắp xếp đồ dùng trong các giá nhỏ gọn, có thể di chuyển dễ dàng khi trẻ hoạt động góc hay quan sát thí nghiệm trước lớp. Góc khám phá có bảng rất tiện lợi cho trẻ sử dụng gắn kết quả sau mỗi lần thí nghiệm. Ở góc này, có thể bày các đồ dùng minh họa và các đồ dùng thực tế sẽ lấy ra khi cần thiết.
Biện pháp 4: Chuẩn bị các thí nghiệm và cách ghi nhật kí để lưu lại kết quả sau các thí nghiệm.
* Thí nghiệm Các vật chìm nỗi
– Quy ước với trẻ: Thẻ có kí hiệu là vật nổi, thẻ không có kí hiệu là vật chìm
– Bảng gắn kết quả có gắn các vật thật:
Các vật Vật chìm Vật nỗi
Đinh, óc vít x
Gỗ x
Xốp bông hoa x
Giấy x
Đồ nhựa x
Hòn bi x
* Thí nghiệm Cây cần gì để phát triển?
– Dùng 4 quyển vở, mỗi quyển có nhiều trang. Mỗi trang giáo viên sẽ giúp trẻ ghi lại một lần quan sát để trẻ theo dõi sự phát triển của từng cây.
* Thí nghiệm Vì sao bột giặt tẩy được vết dầu ăn?
Giáo viên làm sẵn các miếng bìa và quy ước
– Miếng bìa Nước sạch – Miếng bìa Xà phòng – Miếng bìa dầu ăn
– Cho trẻ gắn vào bảng sau: Nước sạch + Dầu ăn = Dầu ăn, nước/Nước sạch + Dầu ăn = Tan hết
* Thí nghiệm Sự đổi màu hoa hồng trắng
– Giáo viên dùng một cuốn lịch chia thành 4 phần để trẻ vẽ lại những gì quan sát được ( màu sắc ở đường dẫn nước lên hoa)
– Chuẩn bị 3 cốc nước, mỗi cốc pha một màu, sau đó căm hoa hồng trắng vào. Sau quá trình, ba bông hoa hồng trắng đổi màu.
* Thí nghiệm Tạo màu
– Quy ước với trẻ màu của thẻ tương ứng với màu sẽ lấy để pha. Sau khi trẻ pha màu sẽ gắn kết vào bảng sau
– Màu nguyên chất đỏ + vàng = cam
– Màu nguyên chất xanh + đỏ = tím
– Màu nguyên chất xanh + vàng = xanh lá cây
– Màu nguyên chất vàng + xanh ngọc = xanh lás
– Màu nguyên chất tím + vàng = đỏ
– Màu nguyên chất vàng + cam = vàng cam
– Màu nguyên chất đỏ + cam = đỏ cam

* Thí nghiệm nước leo dốc
– Để hai cốc cạnh nhau, đổ nước vào một cái cốc. Đặt hai đầu bằng vải đã chuẩn bị vào hai cái cốc. Cho trẻ quan sát kĩ hai cốc lúc này, cốc thứ nhất có nước, cốc thứ hai không có nước. Đánh dấu mức nước của cốc có nước.
– Hôm sau cho trẻ quan sát lại xem có hiện tượng gì xảy ra, ở cốc thứ nhất ít đi, cốc thứ hai cũng có nước
– Cho trẻ đoán, theo cách hiểu của trẻ, vì sao có hiện tượng đó
Biện pháp 5: Thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học qua hoạt động có chủ đích
Chủ đề: Trường mầm non
* Thí nghiệm các vật chìm nổi
– Mục đích: Trẻ nhận biết các chất liệu chìm, nổi
– Chuẩn bị: Chậu nước sạch, đinh sắt, khối xốp to, đồ chơi bằng nhựa, gỗ, hòn bi
– Tiến hành: Cho trẻ tự thả từng vật vào nước, quan sát các vật khi thả vào nước, trao đổi và ghi lại kết quả quan sát

* Thí nghiệm Nến cháy nhờ khí gì?
– Mục đích: Trẻ nhận biết được nến cháy nhờ khí oxi
– Chuẩn bị: Nến, diêm, cóc thủy tinh
– Tiến hành: Quan sát và gọi tên các đồ dùng, hỏi trẻ nến dùng để làm gì? Đặt đĩa nến cháy lên bàn. Lấy ly thủy tinh úp kính vào đĩa nến, quan sát ngọn nến từ từ tắt. Kết luận nến cháy nhờ có khí oxi, khi úp lên ly thủy tinh, oxi hết nên ngọn nến tắt.

Chủ đề: Gia đình
* Thí nghiệm Chiếc đũa gãy?
– Mục đích: giúp trẻ nhận biết được một vật khi quan sát ở những môi trường khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau mà bản thân vật đó vẫn không thay đổi
– Chuẩn bị: Một ly thủy tinh cao, một chiếc đũa, nước
– Tiến hành:
+ Bước 1: Đổ gần đầy nước vào ly thủy tinh
+ Bước 2: Nhúng một nửa chiếc đũa vào ly nước. Cho trẻ quan sát, nhận xét xem xảy ra hiện tượng gì. Chiếc đũa bị gãy ở mặt nước, nhưng khi nhấc chiếc đũa ra khỏi nước thì chiếc đũa không hề bị gãy
+ Bước 3: Cho trẻ suy đoán và lí giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ
* Thí nghiệm bé tập pha màu?
– Mục đích: Trẻ biết cách tạo màu mới từ ba màu cơ bản
– Chuẩn bị: Ba màu nguyên chất: Đỏ vàng xanh, bút lông, bảng ghi kết quả, thẻ nhựa màu, nước sạch, ly nhựa
– Tiến hành: Cho trẻ tự pha màu và rút ra kết luận
* Thí nghiệm vì sao bột giặt, nước rửa chén tẩy được vết dầu ăn?
– Mục đích: Trẻ hiểu được bột giặt, nước rửa chén tẩy được vết dầu ăn?
– Chuẩn bị: Một ly thủy tinh, nước sạch, dầu ăn, nước rửa chén
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho nước sạch vào ly
+ Bước 2: Đổ một chút dầu ăn vào, dầu nổi lên mặt nước
+ Bước 3: Lắc ly thủy tinh và để yên một lúc, dầu và nước lại chia thành hai lớp, dầu nổi lên mặt nước
+ Bước 4: Thêm vào ly một ít nước rửa chén hay bột giặt, lắc thật kĩ, dầu và nước đã hòa tan không phân thành hai lớp nữa.
+ Bước : Rút ra kết luận, bột giặt có thể tẩy được vết dầu ăn
* Thí nghiệm vì sao dầu ăn, nước rửa chén tẩy được vết mủ mít?
– Mục đích: Trẻ hiểu được nước rửa chén, dầu ăn tẩy được mũ mít?
– Chuẩn bị: Qủa mít nhỏ, dầu ăn, nước rửa chén, dao
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho mủ mít dín dao
+ Bước 2: Đổ một chút dầu ăn, nước rửa chén vào cốc nhỏ trộn lại
+ Bước 3: Xoa đều nước rửa đó lên dao mủ dín mít, sau đó rửa lại với nước sạch
+ Bước 4: Rút ra kết luận, nước rửa chén nước dầu ăn tẩy được vết mủ
* Thí nghiệm Trứng chìm nổi
– Mục đích: Trẻ hiểu được trứng nổi lên nhờ đâu
– Chuẩn bị: Một cốc nước lạnh, một cốc nước ấm, hai quả trứng, ít muối
Tiến hành:
+ Bước 1: ta sẽ đổ nước nguội vào 1 cốc thủy tinh gọi là cốc 1, tiếp tục đổ nước ấm vào cốc còn lại và hòa thêm 1 ít muối – đây là cốc 2
+ Bước 2: thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước, mỗi bên 1 quả
+ Bước 3: quan sát hiện tượng: cốc 1 có 1 quả trứng chìm xuống và cốc 2 thì quả trứng lại nổi lên.
+ Bước 4: giải thích hiện tượng. Bởi bên cốc 1 không chứa muối, khối lượng nước lại nhẹ hơn khối lượng quả trứng nên nó mới chìm. Với cốc 2 thì có thêm muối, các phân tử muối trong nước sẽ bám vào vỏ trứng và lực đẩy ác-si-mét cũng lớn hơn nên việc nâng đỡ vỏ trứng lên dễ dàng vì thế mà trứng ở cốc 2 nổi lên.

* Thí nghiệm câu viên nước đá bằng sợi dây

– Một đoạn dây chỉ nhỏ, một đĩa đựng thức ăn, vài viên đá lạnh và một ít muối.
– Bỏ một viên đá vào đĩa, đặt sợi chỉ lên trên sao cho chạm vào viên đá. Bí quyết để thực hiện thí nghiệm này dễ dàng hơn là làm ướt sợi chỉ trước. Rắc một ít muối lên trên viên đá rồi đợi khoảng 30 đến 60 giây. Lúc này, nếu bạn nhấc sợi chỉ lên, viên đá cũng được kéo theo.
– Giải thích: Nhiệt độ đông đặc của muối thấp hơn của nước đá. Khi rắc một chút muối lên đá, đá sẽ tan chảy nhanh hơn. Tuy nhiên, nước đá tan lại thấm ngay vào sợi chỉ, do đó sợi chỉ dính chặt vào viên đá, khiến bạn có thể “câu” đá một cách dễ dàng.

Chủ đề: Thực vật
* Thí nghiệm Cây cần ánh sáng?
– Mục đích: Nhờ có ánh sáng cây mới lớn và hấp thu chất dinh dưỡng?
– Chuẩn bị: Một ít đất trồng cây trộn sẵn, giấy thiếc bạc, nước, chậu trồng cây nhỏ, một ít hạt gióng ngô
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho đất trộn sẵn vào chậu. Hạt giống ngâm nước ấm một đêm, sau đó ấn hạt sâu vào đất trong chậu. Để chậu ở nơi ấm, tối, và tưới ẩm vừa phải
+ Bước 2: Sau vài ngày hạt nảy mầm. Khi mầm lớn độ khoảng 2,5 cm thì mang chậu ra ngoài nơi có ánh sáng như cửa sổ
* Thí nghiệm Cây tìm ánh sáng?
– Mục đích: Nhờ có ánh sáng cây mới lớn và hấp thu chất dinh dưỡng?
– Chuẩn bị: Hạt, gióng đậu, Chậu trồng hoa, đất, hộp đựng giày, vài miếng cát tông
– Tiến hành:
+ Bước 1: Đổ đất vào chậu, lấy hạt ấn sâu vào đất, đặt chậu này ở nơi nắng ấm, tưới nước đủ ấm cho đến khi cây đậu nảy mầm và mọc thành cấy
+ Bước 2: Lấy một thùng giấy, cắt hai lỗ hai phía đối nghịch nhau, đặt cây vào trong, đưa hộp này ra nơi có nắng ấm, luôn kiểm tra cây có đủ độ ẩm.
* Thí nghiệm Cây cần gì để lớn mạnh?
– Mục đích: Thí nghiệm này nhằm tìm ra những điều kiện giúp hạt nảy mầm và lớn lên khỏe mạnh, chứ không chỉ nảy mầm.
– Chuẩn bị: Hạt, gióng đậu, Chậu trồng hoa, đất, hộp đựng giày, vài miếng cát tông
– Tiến hành:
+ Bước 1: Đổ đất vào bốn chậu, đặt vào chỗ có ánh sáng bên cạnh nhau, lấy một bao giấy sẫm màu úp lên trong số ba chậu có đất
+ Bước 2: Dùng kí hiệu để nhận biết, hằng ngày yêu cầu trẻ tưới nước vào ba cốc, trừ cốc có không nước. Đối với cốc có bao giấy che thì tưới xong phải đậy lại ngay.
* Thí nghiệm rễ mọc xuống dưới và ngọn vươn lên trên?
– Mục đích: Thí nghiệm này nhằm tìm ra những điều kiện giúp hạt nảy mầm ngọn thì lên trên, rễ mọc xuống dưới
– Chuẩn bị: Một ít đậu xanh, vài tờ giấy thấm khăn giấy loại dày, nước, một hũ thủy tinh trong.
– Tiến hành:
+ Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng vài tiếng đồng hồ. Đổ một ít nước vào hũ thủy tinh, sao cho mực nước khoảng 1.5 cm. Sau đó quấn hai lớp khăn giấy và cho vào sát thành hũ.
+ Bước 2: Xếp vài hạt giống đậu vào giữu thành hũ và lớp khăn giấy. Để hũ vào chỗ ấm. Luôn giữ cho mực nước ổn định. Vài ngày sau sẽ thấy rễ đâm ra khỏi vỏ, và nó sẽ mọc theo hướng, còn ngọn mầm thì mộc ra sau.
+ Bước 3: Hãy đặt cái hũ nằm ngang xuống, sao cho rễ và ngọn nằm ngang và chỉ về hai bên. Để như vậy qua một đêm, sáng hôm sau sẽ thấy kết quả.
* Thí nghiệm hạt, rễ và mầm?
– Mục đích: Thí nghiệm này nhằm tìm ra những điều kiện giúp hạt nảy mầm ngọn thì lên trên, rễ mọc xuống dưới
– Chuẩn bị: Hạt giống đậu, khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ cải, cốc thủy tinh, vài que tăm cứng
– Tiến hành:
+ Bước 1: Đổ đất vào một hũ thủy tinh trong, ấn vài hạt đậu xanh sâu vào lòng đất nhưng ngay sát thành hũ. Đặt hũ này ở nơi nắng ấm và tưới ẩm vừa đủ
+ Bước 2: Lấy 3 hoặc 4 que tăm cứng, xuyên vào 4 phía ở khoảng giữa củ khoai lang và đặt vào một hũ sao cho 4 que tăm gác trên miệng hũ để giữ cho một phần củ khoai nhô lên trên, còn phần kia lọt vào trong hũ. Đổ nước vào gần đến miệng hũ và đặt ở nơi có nắng ấm
+ Bước 3: Làm như vậy với khoai tây, cà rốt…..
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
* Thí nghiệm Các lớp chất lỏng?
– Mục đích: Biết phân biệt các chất lỏng khác nhau: dầu, nước, xiro. Biết lớp xiro chìm dưới cùng, lớp dầu ở trên cùng, lớp dầu ở dưới trên cùng, lớp nước ở giữa.
– Chuẩn bị: Dầu ăn, nước lộc, xiro
– Tiến hành:
+ Bước 1: Gọi tên ba chất lỏng
+ Bước 2: giới thiệu ba thẻ màu tương ứng với màu của ba chất
Thẻ vàng – Dầu ăn
Thẻ trắng – nước
Thẻ đỏ – xiro
+ Bước 3: Chọn một chất đỗ vào cốc, chọn thẻ màu tương ứng gắn lên bảng. Chọn chất thứ hai đổ vào cốc và quan sát vị trí và gắn thẻ màu theo thứ tự. Tương tự với chất thứ 3 cũng làm vậy
+ Bước 4: Quan sát và rút ra kết luận, lớp xiro nặng nhất nên ở dưới cùng, lớp dầu ăn nhẹ nhất nên ở trên cùng và lớp nước ở giữa
+ Bước 5: Cho trẻ chia thành nhóm nhỏ tự thực hành đổ các chất lỏng vào cốc theo thứ tự khác nhau. Gợi ý cho trẻ rút ra kết luận, dù đổ chất lỏng nào trước thì các lớp chất lỏng vẫn đứng theo thứ tự
* Thí nghiệm Nước tuần hoàn trong nhà kính?
– Mục đích: Nước bốc hơi, đọng lại thành giọt trên nắp của cốc,
– Chuẩn bị: Hai cốc nhựa trong, băng dính trong, đất trồng cây, 4-5 hạt đậu xanh
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho đất vào một cốc nhựa
+ Bước 2: Cho hạt đậu xuống đất, tưới khoảng một thìa nước cho đất hơi ẩm. Để một chút cho nước ngấm vào đất
+ Bước 3: úp cốc nhựa thứ hai lên cốc thứ nhất. Lấy băng dính trong dán thật kín nơi hai miệng cốc tiếp theo với nhau
+ Bước 4: Đặt nhà kính này nơi có vừa đủ ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp
+ Bước 5: Hướng dẫn trẻ quan sát trong khoảng 5-7 ngày xem hiện tượng gì xảy ra trong nhà kính.
* Thí nghiệm Mưa
– Mục đích: Biết chu kì tuần hoàn của nước dẫn đến mưa, biết lợi ích của mưa đối với cuộc sống con người và mọi sự vật
– Chuẩn bị: 1 cái bát, 1 đĩa thủy tinh, nước nóng, đá lạnh, găng tay
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ quan sát dụng cụ cô đã chuẩn bị. Gợi ý trẻ đoán xem cô sẽ làm với dụng cụ này ?
+ Bước 2: Đỗ nước nóng vào bát thủy tinh và bỏ viên đá vào cái đĩa con lại. Sau đó, đặt cái đĩa đựng đá lên bát nước nóng. Hơi nước từ bát thủy tinh bốc lên, ngay lúc đó, những giọt nước nhỏ bắt đầu nhỏ xuống. Kết quả tạo thành một cơn mưa. Mỗi ngày, mặt trời làm nóng rất nhiều nước và biến chúng thành dạng hơi. Hơi ấm của mặt trời làm cho hơi nước bốc lên. Chúng bốc lên cao, gặp lạnh biến thành những giọt nước nhỏ li ti và tạo thành những đám mây. Khi giọt nước này lớn hơn, chúng quá nặng và không tở trên không được nữa. Chúng rơi xuống thành mưa.
* Thí nghiệm Núi lửa dưới nước
– Mục đích: Trẻ phân biệt được nước lạnh nước nóng
– Chuẩn bị: 2 chai nhỏ trong, 2 sợi dây, 2 ca nhựa có nắp đậy, một chậu lớn đầy nước, 2 lọ màu thực phẩm
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ quan sát nước nóng và nước lạnh trong hai ca nhựa. Cho trẻ phân biệt hai
+ Bước 2: Cho trẻ quan sát nước nóng và nước lạnh trong hai ca nhựa. Cho trẻ phân biệt hai loại nước trên bằng cách sờ vào thành ca hoặc quan sat hơi nước từ ca nước nóng bốc lên hoặc đậy nắp hai ca nhựa khi mở nắp ra, ca nước nóng sẽ đọng hơi nước trên nắp ca
+ Bước 3: Cho trẻ quan sát cô làm . Cột sợi dây quanh cổ chai nhỏ, đổ nước lạnh vào chậu nước lớn, đổ nước lạnh vào chai nhỏ và nhỏ vào vài giọt màu thực phẩm, cho trẻ đoán cô làm gì tiếp theo, cận thận thả chai nhỏ vào cái chậu lớn, nước màu trong cái lọ không tan ra ngoài.
+ Bước 4: tương tự cô đẩy nước nóng vào lọ nhỏ thứ hai và nhỏ vài giọt màu thực phẩm, thả từ từ vào chậu nước, màu nước trong cái chậu nhỏ từ từ dâng lên như một ngọn núi lửa.
* Thí nghiệm Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn?
– Mục đích: Trẻ biết được nhờ đâu mà nước bay hơi nhanh
– Chuẩn bị: Một cái chậu, một cái khay, một cái bình cắm hoa
– Tiến hành:
+ Bước 1: Đặt cả ba chậu, khay, bình vào một chỗ. Đổ vào mỗi thứ một cốc nước.
+ Bước 2: Cho trẻ quan sát nước trong ba thứ đó và đoán xem cái nào cạn đầu tiên, cái nào cạn sau cùng.
+ Bước 3: Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi xem cái nào cạn đầu tiên, cái nào cạn cuối cùng.
+ Bước 4: Cho trẻ suy đoán và hiểu theo cách của trẻ.
Chủ đề: Giao thông
* Thí nghiệm Lái thuyền
– Mục đích: Trẻ biết nam châm hút kim loại, nên có thể dùng nam châm lái thuyền đi mà không cần chạm vào thuyền
– Chuẩn bị: giấy xốp màu làm thuyền, thanh kim loại nhỏ, nam châm, ba chậu nước
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cắt dán giấy xốp màu thành chiếc thuyền có cánh buồm , gắn thanh kim loại lên trên làm cột buồm.
+ Bước 2: Thả thuyền vào chạu nước, đặt nam châm gần thanh kim loại và lái thuyền. Điều khiển miếng nam châm đi đâu thì chiếc thuyền sẽ đi theo đó. Cho trẻ chơi và giải thích hiện tượng. Cô giải thích do nam châm hút thanh kim loại nên chúng ta có thể lái thuyền đi theo ý muốn mà không cần chạm vào thuyền.
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác hồ
Trường tiểu học
* Thí nghiệm Ao nào cạn trước
– Mục đích: Trẻ biết nam châm hút kim loại, nên có thể dùng nam châm lái thuyền đi mà không cần chạm vào thuyền
– Chuẩn bị: giấy xốp màu làm thuyền, thanh kim loại nhỏ, nam châm, ba chậu nước
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cắt dán giấy xốp màu thành chiếc thuyền có cánh buồm , gắn thanh kim loại lên trên làm cột buồm.
+ Bước 2: Thả thuyền vào chạu nước, đặt nam châm gần thanh kim loại và lái thuyền. Điều khiển miếng nam châm đi đâu thì chiếc thuyền sẽ đi theo đó. Cho trẻ chơi và giải thích hiện tượng. Cô giải thích do nam châm hút thanh kim loại nên chúng ta có thể lái thuyền đi theo ý muốn mà không cần chạm vào thuyền.
Biện pháp 6: Thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học qua hoạt động góc
Ở lứa tuổi này trẻ “ chơi mà học, học mà chơi. Qua hoạt động chơi, trẻ được thực hành trải nghiệm và khám phá những điều lí thú kích thích tính ham hiểu biết ở trẻ. Hoạt động góc, tôi đã vận dụng một số thí nghiệm như sau
– Góc thiên nhiên
* Thí nghiệm Sự bay hơi
– Mục đích: giúp trẻ nhận biết nước có thể bay hơi và trở thành dạng khí
– Chuẩn bị: Hai chai nước miệng rộng, một chai có nắp đậy và một chai không có nắp đậy
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ đổ nước vào hai chai và đóng nắp một chai, một chai không đóng nắp, cho trẻ theo dõi trong nhiều ngày.
+ Bước 2: Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra
+ Bước 3: Mực nước trong chai không đóng nắp còn lại ngày càng ít so với mức nước ban đầu và nước đã bay hơi và trở thành thể khí. Còn chai đóng nắp mực nước vẫn như cũ bởi vì có nắp đậy nên nước không bay hơi.
* Thí nghiệm Hoa nào tươi lâu hơn?
– Mục đích: Trẻ biết để hoa tươi lâu cần phải cắm hoa trong nước
– Chuẩn bị: Hai lọ hoa, hai bông hoa hồng còn tươi, nước sạch
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ quan sát, gọi tên, đặc điểm
+ Bước 2: Cô đưa hai lọ hoa, lọ thứ nhất cô cho trẻ đổ nước và cắm một bông hoa vào. Lọ thứ hai cô không đổ nước và cũng cho trẻ cắm hoa vào.
+ Bước 3: Sau nhiều giờ, cho trẻ dự đoán hiện tượng xảy ra và quay lại quan sát. Cuối cùng cô cho trẻ lí giải hoa tươi, hoa héo theo ý hiểu của trẻ. Cô giải thích, hoa cũng như các loài cây đều cần nước để sống và phát triển tốt.
* Thí nghiệm Nước chanh giúp hoa tươi lâu hơn?
– Mục đích: Trẻ biết để hoa tươi lâu cần phải cắm hoa trong nước cốt chanh, nhờ làm tăng nồng độ axit trong nước cắm hoa, giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước, cắm hoa sẽ tươi lâu hơn.
– Chuẩn bị: Hai lọ hoa, hai bông hoa hồng còn tươi, nước sạch, nước cốt chanh
– Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ quan sát, gọi tên, đặc điểm
+ Bước 2: Cô đưa hai lọ hoa, lọ thứ nhất cô cho trẻ đổ nước và cốt canh cắm một bông hoa vào. Lọ thứ hai cô đổ nước và cũng cho trẻ cắm hoa vào.
+ Bước 3: Sau nhiều ngày cho trẻ dự đoán hiện tượng xảy ra và quay lại quan sát. Cuối cùng cô cho trẻ lí giải hoa tươi, hoa héo theo ý hiểu của trẻ. Cô giải thích, hoa cũng như các loài cây đều cần nước để sống và phát triển tốt. Nhờ có nước chanh giúp hoa tươi lâu hơn.
Biện pháp 7: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học ở mọi nơi, mọi lúc
Trong giờ đón trả trẻ, tôi thường nhắc lại những kiến thức trẻ đã lĩnh hội được qua những hoạt động thí nghiệm trẻ đã được làm. Khuyến khích trẻ tự làm những thí nghiệm nhỏ vừa sức với trẻ hoặc có thể ba mẹ cùng làm với trẻ. Trong giờ chơi tự do hay giờ lao động, hoạt động ngoài trời
c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các biện pháp có sự đan xen, phối hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình thí nghiệm giúp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hứng thú.
d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu:
Sau khi thực hiện một số thí nghiệm, bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực giúp trẻ thích khám phá, dạy trẻ thành công các buổi thí nghiệm hơn.
Ở trẻ biết đặt ra những câu hỏi trước những hiện tượng lạ, biến để ý những biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan, kích thích thích tính ham hiểu biết, tiếp thu khoa học say mê, phát triển tư duy trừu tượng, khả năng sáng tạo, có sự trao đổi với cô, với bạn. Từ đó, trẻ biết được những điều kỳ thú đang diễn ra xung quanh trẻ đồng thời mở rộng tầm hiêủ biết, thỏa mản nhu cầu tò mò thích khám phá và từ đó giúp trẻ biết được những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, giao tiếp mạnh dạn.
Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả.
Đối với phụ huynh, quan tâm và trao đổi thường xuyên với giáo viên, về nội dung kiến thức ở lớp, phối hợp tốt với giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời tham gia tích cực vào các phong trào, hoạt động của trường lớp.
Các bậc phụ huynh ngày càng tinh tưởng nhà trường, gửi con em đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, nhiều phụ huynh còn ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho lớp.
III/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Việc cho trẻ khám phá những thí nghiệm không phải là điều gì quá sức với trẻ và cũng không yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ quá cầu kì. Vì vậy bất kì giáo viên nào cũng có thể áp dụng và thực hiên các phương pháp thí nghiệm này vào quá trình giảng dạy.
Song tôi nhận thấy những vấn đề đó là, nắm rõ tầm quan trọng của hoạt động khám phá, ý nghĩa của hoạt động khám phá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nắm được những kiến thức cơ bản nhất, cần cung cấp cho trẻ mầm non, hệ thống được các biện pháp để giúp trẻ có cơ hội học hỏi, thông qua việc tham gia thí nghiệm. Qua đó, giáo viên có thể nghiên cứu để sáng tạo thêm những thí nghiệm khác phù hợp hơn, mang lại hiệu quả hơn.
2/ Kiến nghị:
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức các hội thi, các chuyên đề để giáo viên được học và thể hiện khả năng, được trao đổi, được học tập chính xác hóa các kiến thức khoa học cơ bản, đồng thời nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động khám phá.
Đối với nhà trường, cần tạo điều kiện cho đề tài được thực thi sâu rộng trong toàn trường và phổ biến nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như ở trường mầm non.
Cần có đầy đủ các đồ dùng học tập để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Đối với giáo viên, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, có trách nhiệm và tinh thần tự giác trong quá trình tự tìm tòi, học hỏi, khám phá, tự trao dồi chuyên môn để có đủ kiến thức, phương pháp nhằm tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động thí nghiệm hiệu quả nhất.
Gần gũi, yêu thương, tôn trọng trẻ, luôn chú ý lắng nghe để hiểu và tin tưởng trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ thể hiện những kĩ năng sống phù hợp.
Tạo môi trường giáo dục phong phú, hấp dẫn, an toàn, thân thiện với trẻ để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm hình thành, phát triển các kĩ năng sống.
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả
Đối với phụ huynh, tăng cường phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục cho trẻ, thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.s

Người viết Xác nhận của BGH
Hiệu trưởng

Trần Cao Kỳ Thi Nguyễn Thị Thanh Tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1]. Chương trình giáo dục mầm non, ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
[2]. Các trang web như: http://Mamnon.com, http://Bachkim.vn, http://Giaovien.net,…
[3]. Phan Lan Anh, Lí Thị Hằng, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thanh Giang. Nhà xuất bản giáo dục việt nam
[4]. Lê Bích Ngọc, Giao dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Nhà xuất bản giáo dục 2008-2009
[5]. Phan Lan Anh, Đặng Lan Phương, Trần Thu Hòa, Nguyễn Thị Thanh Giang Lĩnh vực phát triển kĩ năng và xã
[6]. Nguyễn Thị Thanh Thúy. Khám phá thử nghiệm cho trẻ. Nhà xuất bản giáo dục
[7]. Trần Nguyên Anh Vũ. Khám Phá Thiên Nhiên qua hoạt động thử nghiệm. Nhà xuất bản giáo dục.
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục Mầm non, UNESCO, Tài liệu hướng dẫn các bậc cha mẹ chăm sóc – giáo dục mầm non – Dùng cho Trung tâm học tập cộng đồng, Hà Nội, 2006.
[9]. Trần Thị Ngọc Trâm. Bé đến với khoa học qua trò chơi. sNhà xuất bản giáo dục