Kế hoạch đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ

TRƯỜNG MG VÀNH KHUYÊN

 
Số : 8/KH-MGVK

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

           

             Bình Tân, ngày 15 tháng 09  năm 2019

 

                                                      KẾ HOẠCH

Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non NH 2019-2020

 

 

Căn cứ Kế hoạch thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 – Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được ban hành kèm theo Quyết định số 9187/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 của Uỷ ban nhân dân huyện thị xã Buôn Hồ;

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Bộ phận mầm non xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục năm học 2019-2020 của bậc học Mầm non với những mục tiêu, giải pháp cụ thể như sau:

  1. MỤC TIÊU:

– Tiếp tục giữ vững mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, từng bước hội nhập với giáo dục mầm non trong khu vực với phương châm: “Tất cả vì trẻ em và vì sự phát triển của nhà trường”.

– Nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

– Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện.

– Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

– Tiếp tục xây dựng trường mầm non đạt chuẩn. Nâng cao chất lượng các trường mầm non trong chương trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng  01 trường mầm non tiên tiến hội nhập .

– Duy trì việc đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ trẻ học bán trú, đặc biệt là trẻ 5 tuổi.

– Đẩy mạnh công tác phát hiện chẩn đoán, can thiệp sớm và xây dựng kế hoạch cá nhân cho trẻ khuyết tật học hoà nhập tại trường mầm non.

  1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
  2. Công tác tuyển sinh:

– Thực hiện công tác tuyển sinh đúng theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thị xã theo các năm học.

– Huy động 100% trẻ 5 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non theo tuyến do Ban tuyển sinh quy định.

– Căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, Hiệu trưởng có kế hoạch đảm bảo chỗ học cho các cháu nhà trẻ và mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, thực hiện sĩ số cháu đúng Điều lệ trường Mầm non theo từng khối tuổi.

– Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Nhận trẻ đúng theo Quyết định của UBND xã , thị trấn về việc chuyển đổi nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo qui định.

– Tỷ lệ trẻ học bán trú: 100 % .

  1. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục:

2.1. Công tác chăm sóc giáo dục:

– Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình giáo dục của từng năm học, học tập một số giáo án của các giáo viên đạt giải trong hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp huyện, Thành phố trong các buổi bồi dưỡng chuyên môn hè, họp giao ban chuyên môn, có thông báo kết luận của lãnh đạo về những ưu điểm và những tồn tại khi thực hiện chương trình và có những biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.

– Phối hợp cùng ban chất lượng thống nhất việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non, cụ thể hóa về mục tiêu, nội dung chương trình bằng những hình thức tổ chức giáo dục phù hợp khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ.

– Thành lập tổ chuyên môn, phân chia sinh hoạt chuyên môn theo tổ, hàng tháng tổ chức họp chuyên môn nhận xét, đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện chương trình giáo dục tại cơ sở để rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp khắc phục tồn tại kịp thời.

– Lên kế hoạch kết hợp với chuyên môn dự các hoạt động thực tế tại các trường mầm non, hướng dẫn việc thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp trong giảng dạy và thực hiện ghi hình các hoạt động chăm sóc giáo dục tại cơ sở.

– Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động giáo dục tại cơ sở.

– Các trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tăng cường tu bổ cơ sở vật chất, bổ sung  trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục theo qui định, đặc biệt chú trọng tới các thiết bị đồ chơi rèn luyện thể lực cho trẻ, mang tính an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.

– Tăng cường kiểm tra đổi mới công tác quản lý của Ban giám hiệu về việc kiểm tra, theo dõi, bồi dưỡng, định hướng cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm, tháng, tuần hoặc ngày tại đơn vị.

– 100% các đơn vị tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ sổ sách của giáo viên: sử dụng phần mềm Mind – Manager vào việc lập kế hoạch giáo dục và mạng nội bộ để quản lý kế hoạch giáo dục.

– Cung cấp các tài liệu chuyên môn, tạp chí giáo dục, băng đĩa ghi hình các hoạt động của các giáo viên dự Hội thi dạy giỏi cấp Thành phố, cấp huyện. Đồng thời phân tích những đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động, rút kinh nghiệm những tồn tại trong giáo án dự thi để giúp giáo viên tham khảo học tập và vận dụng phù hợp theo thực tế.

2.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, sứckhỏe:

– Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện hồ sơ, sổ sách bán trú và cách thiết lập dưỡng chất hàng ngày để tính khẩu phần calo cho trẻ đạt theo qui định, đổi mới tổ chức bữa ăn và chất lượng bữa ăn cho trẻ.

– Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và sức khỏe trẻ tại các trường và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đặc biệt là những trường và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

– Tăng cường kiểm tra hoạt động của tổ tiếp phẩm tại các trường mầm non.

– Kiểm tra việc thiết lập dưỡng chất hằng ngày tính khẩu phần calo cho trẻ đảm bảo phù hợp theo tỉ lệ , thực đơn hằng ngày phong phú đạt chất lượng và “ Tổ chức đổi mới bữa ăn cho trẻ” tại các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

– Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng thực phẩm của trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tổ chức hoạt động bán trú quy trình chế biến thực phẩm, lưu mẫu thức ăn, kiểm tra việc tiếp nhận suất ăn, chất lượng suất ăn tại các trường mầm non đăng ký suất ăn cho trẻ.

– Kiểm tra việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, kết quả cân đo theo dõi bằng biểu đồ tăng trọng. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, vừa nhẹ cân vừa thấp còi đặc biệt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

– Hướng dẫn thực hiện và có kế hoạch kiểm tra các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo xây dựng phương án đảm bảo an toàn trẻ, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

– Phối hợp với trạm Y tế tổ chức để biết  thông tin bệnh tự phát tại gia đình về bệnh Tay chân miệng, bệnh sởi, các bệnh lây nhiễn khác và tập huấn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, cách lựa chọn thực phẩm hợp lý.

– Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, đảm bảo 100% trẻ được an toàn, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, và tai nạn thương tích, dịch bệnh trong trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

– Các trường chú trọng giảm tải cường độ lao động cho bộ phận cấp dưỡng thông qua việc trang bị các thiết bị chuyên dùng cho nhà bếp.

 

  1. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục:

– Các trường tiếp tục thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non, làm cơ sở đánh giá ngoài theo Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 7/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

– Các trường mầm non tự đánh giá có ít nhất 60% tiêu chí đạt yêu cầu đăng ký đánh giá ngoài theo từng năm học

+ Năm học 2018 đến 2020: 30/38 trường mầm non được, đạt tỷ lệ 78,94%.

+ Những năm tiếp theo phấn đấu 100% các trường được công nhận đạt chất lượng giáo dục.

  1. Tổ chức giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi:

* Năm học 2019 – 2020:

– Bậc học mầm non tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện thí điểm về việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi tại trường. Đồng thời các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tiếp tục tuyên truyền, cải tạo cơ sở vất chất hiện có, xã hội hóa để trang bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo độ tuổi trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi tại trường

– Đối với các trường mầm non xây mới hoặc cải tạo lại,

  1. Xây dựng trường lớp

– Tham mưu với Ủy ban nhân dân thị xã có kế hoạch xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng quy mô từng trường; tăng cường các phòng chức năng hỗ trợ hoạt động chuyên môn, trang bị thêm trang thiết bị và đồ dùng dạy học đạt tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn

– Tích cực, chủ động trong công tác xã hội hóa giáo dục, vận động các lực lượng xã hội cùng chăm lo đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục.

– Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết, phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với trường đạt chuẩn; bố trí đủ các phòng chức năng để phục vụ dạy và học, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

 

  1. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

* Về đội ngũ:

Căn cứ tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non trên địa bàn thị xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Trường Bồi dưỡng Giáo dục liên kết các trường đại học, cao đẳng mở các lớp đào tạo mới giáo viên các cấp nhằm thay thế lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ hưu cũng như kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển trường, lớp, bên cạnh  mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn học đường, pháp chế, cho nhân viên bảo vệ và bồi dưỡng nghiệp vụ giữ trẻ.

Đội ngũ cán bộ quản lý luôn có tinh thần học tập, không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; tích cực đổi mới quản lý và phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Bổ sung chức danh nhân viên nuôi dưỡng: 01 lớp có 01 nhân viên nuôi dưỡng để giáo viên mầm non không phải làm công việc lao động phổ thông, tập trung cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

  1. Thực hiện công tác truyền thông:

– Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường; thực hiện tốt các công trình xã hội hóa giáo dục.

– Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng Đoàn thể trong việc thực hiện các đề án liên quan đến mầm non và tổ chức thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức.

– Nâng cao chất lượng các góc tuyên truyền tại nhóm, lớp, đảm bảo phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức, phù hợp với nhận thức của các bậc cha mẹ.

– Thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền. Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non.

 

Trên đây là Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của trường MG Vành Khuyên.

 

Nơi nhận:                                                                                         Hiệu trưởng

 

– Lưu: VT, MN.

 

Nguyễn Thị Thanh Tuyến