GIÁO ÁN DẠY TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID 19. Chủ đề nghề nghiệp. Hoạt động làm quen với toán: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7. Gv: Trần Thị Na. Lớp Lá 3

Lượt xem:

Đọc bài viết

GIÁO ÁN DẠY TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID 19
Chủ đề: Nghề nghiệp
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Tên đề tài : đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng nhận biết số 7
Đối tượng dạy: 5-6 tuổi
Ngày dạy: 09/12/2021
Người dạy: Trần Thị Na – Lớp: Lá 3

1/ Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng được biểu thị bằng số 7.Trẻ nhận biết số 7.
– Kỹ năng: Trẻ quan sát và nhận ra đặc diểm nổi bật của số 7, tìm được đúng số theo yêu cầu. Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Giáo dục: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
2/ Chuẩn bị:
– 7 lô tô cô thợ may, 7 lô tô cuộn chỉ, 1 thẻ số 6 và 2 thẻ số 7.
– Tích hợp: Văn học, âm nhạc.
3/ Phương pháp: Thực hành, luyện tập, trò chơi.
4/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện
– Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
– Các con có biết quần áo đẹp của các con đang mặc là do ai làm ai ra không? Các con có yêu quý cô thợ may không ?
– Hôm nay cô sẽ dạy các con đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng và nhận biết số 7.
Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu
* Luyện tập đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 6:
– Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 6, sau đó đi về ngồi theo nhóm.Cho trẻ tìm đồ dùng nào có số lượng ít hơn 6.
* Tạo nhóm có số lượng là 7 . Đếm đến7 . Nhận biết số 7:
– Cô xếp 7 cái cuốc .
– Có bao nhiêu cuốc đây? (Trẻ đếm cùng cô)
– Bạn nào giỏi xếp giúp cô 6 cái xẻng dưới 7 cái cuốc nào?(Lớp đếm, đọc).
– Nhóm cuốc và xẻng như thế nào với nhau?
– Có bằng nhau không?
– Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
– Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì ?
– Cho trẻ lên thêm vào và so sánh.
– Số cuốc và xẻng đã bằng nhau chưa? Đều bằng mấy ?
– Tương ứng với số mấy? ( số 7).
– Trẻ hát “ Lớn lên cháu lái máy cày” lên lấy rổ
– Thực hiện xếp cùng cô
+ Để biểu thị cho số lượng 7 cái cuốc, 7 cái xẻng phải dùng số mấy?Cô giới thiệu số 7: cô đọc,cho cả lớp, cá nhân trẻ đọc.
+ Cho trẻ tìm số 7 trong rổ giơ lên và đọc.
+ Cho trẻ đặt số 7 vào số cuốc, cho trẻ đếm lại số cuốc. Cho trẻ đếm lại số xẻng, chọn số 7 đặt vào số xẻng
– Cho trẻ lần lượt vừa cất số xẻng vừa đếm. Cho trẻ cất nốt số 7
– Sau đó bớt dần : 7 bớt 1 còn mấy? (Còn 6) , gắn số mấy ( số 6): Trẻ đọc
– Cô đã tạo dãy số tự nhiên : 1,2,3,4,5,6,7 cho trẻ đọc dãy số tự nhiên.
Nâng cao : Ai giỏi cho cô biết số liền trước số 7 là số mấy ?
Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi: Ai giỏi nhất
– Chuẩn bị: Dụng cụ nghề nông, vòng thể dục.…
– Cách chơi: 4 đội xếp thành 4 hàng dọc , bật qua vòng thể dục thêm bớt những các dụng cụ nghề nông cho đủ số lượng là 7 theo yêu cầu của cô. Trong thời gian một bản nhạc đội nào thêm, bớt đúng đủ số lượng nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
– Nhận xét trò chơi cho trẻ đếm số lượng của 4 đội.
* Kết thúc: Cô nhận xét khen, động viên trẻ.
* Luyện tập đếm đến 7:
– Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 7.
– Trẻ đếm, đặt thẻ số tương ứng.
* Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7:
– Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về ngồi theo hàng ngang.
– Hỏi trẻ xem trong rổ có những gì?
+ Cho trẻ lấy hết số rổ và cá xếp thành hàng ngang.
+ Cho trẻ lấy 7cái rổ chỉ ra và xếp dưới 6 con cá. Cho trẻ đếm,cho trẻ nhận xét số rổ và cá như thế nào với nhau.Các con nhìn xem có bằng nhau không?
+ Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? ít hơn là mấy?
+ Muốn số rổ bằng số cá thì làm thế nào? (lấy thêm 1 con cá. Và cùng bằng mấy? (Bằng 7) . Đặt thẻ số 7.
+ Cô cho trẻ đếm xuôi, đếm ngược. Và hỏi các số liền trước, liền sau.
+ Lần lượt cô cho thêm bớt rổ và cá. Cho trẻ đọc và cất dần.
Hoạt động 3: Trò chơi
– TC1: “Tạo nhóm”: Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi cô nói “Tạo nhóm có 3 bạn và 4 bạn(5-2; 1-6)” ( Cho trẻ chơi 2-3 lần và thay đổi số lượng tạo nhóm).
-TC2: “Nghe tinh đếm giỏi”
Cô vỗ tay trẻ lắng nghe và vỗ thêm cho đủ 7.
-TC3: ‘Ô của bí mật”
Trẻ mở ô của và làm các bài toán thêm bớt.
* Kết thúc: Cô nhận xét khen, động viên trẻ.

Người dạy

Trần Thị Na